HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

(1).jpg)
A - GIỚI THIỆU
Ô nhiễm do nước thải tại các cơ sở chế biến thuỷ sản gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt:
- Nước thải sản xuất: sinh ra trong quá trình chế biến thủy sản và nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… Thành phần nước thải có chứa lượng lớn các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ. Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến thủy sản rất khác nhau giữa các nhà máy tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng, và thành phần các chất sử dụng trong chế biến (các chất tẩy rửa, phụ gia…).
- Nước thải sinh hoạt: sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn. Thành phần nước thải có chứa các cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.
Với thành phần và mùi hôi tanh đặc trưng, nước thải ngành nghề chế biến thủy sản được Bộ Tài nguyên Môi trường quy định là một trong các loại nước thải đặc biệt và được quy định tiêu chuẩn thải riêng. Loại nước thải này nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và gây ảnh hưởng tới công nhân lao động trong nhà máy cũng như trong khu công nghiệp.
B – YÊU CẦU THIẾT KẾ
- Xử lý nước thải đầu ra tối thiểu đạt loại B của QCVN 11:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản;
- Sử dụng công nghệ theo phương pháp hóa học và sinh học cùng với những kinh nghiệm qua các công trình thực tế của công ty;
- Lập Hồ sơ dự toán, thiết kế bản vẽ thi công hệ thống;
- Cung cấp và lắp đặt thiết bị, giám sát quá trình nuôi cấy hệ vi sinh xử lý nước thải của hệ thống xử lý;
- Khởi động hệ thống, huấn luyện, chuyển giao công nghệ;
- Giảm thiểu mức đầu tư và chí phí hoạt động thấp nhất với diện tích đất xây dựng phù hợp;
- Hệ thống dễ dàng vận hành, dễ sử dụng, ổn định và hiệu quả;
C - ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN
D – QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

Nước thải từ phân xưởng sản xuất theo mương dẫn vào hố thu qua song chắn rác thô, ở đây sẽ giữ lại các chất rắn, xác thủy sản có kích thước lớn, sau đó được đưa vào bể tách dầu mỡ. Nước vào bể gom sẽ được tách hết dầu mỡ và cát sau đó đưa vào bể gom nước thải với hệ thống SCR thô, tại đây các chất rắn có kích thước lớn hơn 5mm tiếp tục được tách ra khỏi nước thải để bảo vệ các máy móc thiết bị và đảm bảo sự hoạt động ổn định của các công trình xử lý tiếp theo.
Sau đó, nước thải tự chảy xuống bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, lưu lượng và nồng độ nước thải ra sẽ được điều hòa ổn định. Trong bể, giá trị pH sẽ được điều chỉnh đến thông số tối ưu để quá trình xử lý sinh học hoạt động tốt. Bể điều hòa được đậy kín và không sục khí, có hệ thống SCR tinh với kích thước khe 1mm, các chất rắn có kích thước >1mm được giữ lại.
Nước thải được bơm từ bể điều hòa vào phía dưới bể UASB.
Nước thải được phân phối từ dưới lên, qua lớp bùn kị khí, tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi vi sinh vật. Hệ thống tách pha phía trên bể làm nhiệm vụ tách các pha rắn – lỏng và khí, qua đó các chất khí được thu bằng các ống nhỏ sẽ bay lên và được thu hồi để tận dụng làm nguồn năng lượng hoặc được sục qua dung dịch sô đa 5%. Bùn sẽ rơi xuống đáy bể, nước sau xử lý sẽ đi theo máng thu nước đặt giữa bể ra công trình xử lý tiếp theo là cụm bể aeroten.
Bể aerotank được lựa chọn để xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước với hiệu suất xử lý có thể lên tới 80 – 90% nhờ công trình kỵ khí trước đó.
Nước sau cụm bể aerotank tự chảy vào bể lắng. Nước thải được dẫn từ trên xuống qua ống trung tâm. Nước sau lắng sẽ được thu bằng máng vòng xung quanh bể lắng. Bùn sẽ lắng xuống phần hình chóp của bể lắng, sẽ tự chảy qua bể gom bùn.
Trong bể gom bùn bố trí máy bơm bùn sẽ bơm một phần bùn hoạt tính tuần hoàn về lại bể aeroten, phần bùn còn lại được bơm về bể chứa bùn. Bùn từ bể chứa bùn sau một thời gian đầy bể sẽ được chở đi xử lý.
Nước thải thủy hải sản sau khi qua bể lắng sẽ được dẫn qua bể tiếp xúc. Sử dụng hệ thống bơm định lượng hóa chất châm clo khử trùng vào bể tiếp xúc trước khi xả thải ra môi trường.
|